Một số mẹo để nhận biết các bệnh thường xảy ra với điều hòa trước khi gọi thợ đến sửa để tránh mất tiền oan. Các bạn hãy cũng maylanhgiare tham khảo bài viết sau nhé!
Đây là bệnh mà thợ sửa hay "phán" nhất mỗi khi đến sửa và bảo dưỡng điều hòa. Họ nói đó là lý do khiến điều hòa không mát, chạy tốn điện. Tuy nhiên, chuyện một chiếc điều hòa bình thường bị thiếu hay hết gas là rất hiếm khi xảy ra.
Máy điều hòa chỉ thiếu gas hoặc hết gas trong trường hợp bị rò rỉ ở các mối nối, mối hàn, bị xì gas trên đường ống, tại các van, hở ngay trong dàn lạnh, dàn nóng do lâu ngày bị rỉ sét dẫn đến thủng đường ống dẫn gas… Trường hợp khác nữa là trong quá trình lắp mới người lắp đặt điều hòa lắp không chuẩn, không kiểm tra và nạp đủ gas. Bạn nên vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa thường xuyên.
Anh Nguyễn Thanh, một thợ sửa điều hòa lâu năm ở Sài gòn cho biết, dấu hiệu một chiếc máy điều hòa bị thoát gas sẽ có những vết dầu. Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là do gas lạnh thoát ra phải chạy qua lốc, trong lốc có dầu. Nếu máy khô cong, không có dấu hiệu thoát dầu chắc chắn là không bao giờ bị thoát gas.
Một số dấu hiệu khác khi máy bị thiếu gas hoặc hết gas là: Máy kém lạnh; có hiện tượng bám tuyết ngay van ống nhỏ của dàn nóng; ở một số máy, khi bị thiếu gas bảng điều khiển sẽ tự động tắt máy sau khoảng 5-10 phút và báo lỗi trên dàn lạnh...
Với một chiếc điều hòa bình thường, khi đến bảo dưỡng các thợ sửa vẫn thường nói "bệnh này", khuyên chủ nhà bơm thêm gas để điều hòa mát hơn, máy chạy êm hơn, đỡ hao tổn máy, tiết kiệm điện... để kiếm thêm khoảng 100.000 - 150.000 đồng. Họ vẫn tiến hành các hoạt động bơm gas như bình thường nhưng chỉ là "diễn", thực chất không bơm vào thêm chút nào.
"Bệnh này" cũng thường xuyên được các thợ sửa điều hòa báo với chủ nhà, tuy nhiên có thể điều hòa của bạn chỉ bị đứt dây, hỏng cảm biến...
Khi máy điều hòa chạy liên tục, trời nắng nóng, các chân ở đầu lốc sinh nhiệt cao, một số dây quá kém sẽ bị đứt, dẫn đến việc lốc không chạy, điều hòa không lạnh. Nhiều khi thợ sửa điều hòa đến chỉ việc nối lại các dây là lốc lại chạy, nhưng họ có thể nói với chủ nhà là máy bị cháy tụ, hay hỏng bo mạch cầm về, đem thay, để kiếm vài trăm nghìn.
Mỗi một chiếc tụ, người thợ chỉ mua với giá vài chục nghìn, cộng thêm với giá bảo hành, giá công thay khoảng 200.000 đồng, nhưng nhiều người sẵn sàng "chém" với giá 400.000 - 450.000 đồng.
Nếu máy bị lỗi bo mạch thì đèn trên mặt cục lạnh điều hòa sẽ nháy vàng ở nút Timer (điều hòa loại cũ) hoặc đèn sẽ nháy nháy liên tục (với điều hòa kiểu mới). Tuy nhiên nhiều khi không phải bị hỏng bo mạch, có thể máy chỉ bị đứt một dây cảm biến, máy cũng báo lỗi....
Ở một số máy đời cao, bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra lỗi của máy ngay ở bảng điều khiển. Ấn vào nút Cancel một lúc, nó sẽ hiện lên từng lỗi, đến lỗi nào, máy kêu tít dài, bạn có thể vào mạng tra ra lỗi đó là gì... Bằng cách này, bạn hoàn toàn biết bệnh của điều hòa, không bị thợ sửa lừa.
Khi bạn bật điều hòa khá lâu, xuống cả nhiệt độ rất thấp mà trong phòng vẫn nóng. Nguyên nhân hay gặp nhất là lưới lọc bị bẩn, bụi bám đầy cản luồng gió đi qua, khiến phòng không mát, điều hòa chạy rất tốn điện.
Nhiều thợ sửa đến chỉ vệ sinh lưới lọc, nhưng có thể nói là hỏng tụ, hỏng bảng mạch, bơm thêm gas để lấy tiền.
Vệ sinh lưới lọc là việc bạn hoàn toàn có thể làm ở nhà.
Trong khi đó, vệ sinh lưới lọc là việc rất dễ dàng. Bạn hoàn toàn có thể xử lý việc này ngay ở nhà.
Đầu tiên, hãy tháo lớp nhựa phía bên ngoài điều hòa, lấy ra lớp lưới lọc. Bạn có thể dùng tay hoặc chổi sơn lấy đi lớp bụi trước khi đem ra vòi rửa sạch (nên xịt vòi nước từ đằng trước ra đằng sau lưới lọc, vì lớp bụi ở đằng trước sẽ dễ trôi ra nhanh hơn). Dựng lưới lọc cho ráo nước, sau đó vẩy qua cho hết nước đọng, để khô ráo trước khi lắp vào.
Để được tư vấn và hỗ trợ sửa chữa lắp đặt máy lạnh treo tường các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được chăm sóc một cách nhanh nhất nhé!